Hoa Kỳ trì hoãn đàm phán Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972

Ngày 06-04-1968, Hoa Kỳ đề nghị Hội nghị hòa đàm sẽ diễn ra ở Genève (Thụy Sĩ) nhưng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bổ và đưa ra đề nghị tổ chức hòa đàm ở Phnôm Pênh (Campuchia) hoặc một địa điểm khác có tính trung lập và thuận tiện cho cả hai bên. Để trì hoãn đàm phán tới thời điểm có lợi hơn trên chiến trường cho liên quân Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hòa, phía Hoa Kỳ lại bác bổ đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đưa ra đề nghị hội đàm tại Viêng Chăn (Lào) vào ngày 10-04-1968. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ và đề nghị họp tại Vác-sa-va (Ba Lan) hoặc một thành phố khác ở Châu Á. Đồng thời, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu nội dung hòa đàm chỉ xoay quanh vấn đề ngừng ném bom và chấm dứt chiến sụ tại Việt Nam. Phía Hoa Kỳ bác bỏ và yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có hành động tương xứng với việc ngừng oanh tạc. Ngày 12-04-1968, Hoa Kỳ đưa ra danh sách 10 thành phố và 10 quốc gia có liên quan nhưng tuyệt nhiên không có Paris (Pháp) dù rằng trước đó Paris được Ngoại trưởng Pháp và Tổng thư ký LHQ U.Thant đề xuất.[12] Tranh thủ khoảng thời gian trì hoàn đàm phán, liên quân Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện 1.398 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên (bằng 50% của năm 1967), số lượng phi xuất đạt 138.400 chuyến (bằng 47% của năm 1967), trong đó có 6.101 phi vụ oanh tạc miền Bắc và 39.396 hải xuất.[21]

Đây cũng là khoảng thời gian Đại sứ Mai Văn Bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những tiếp xúc ngoại giao với Arthur Goldberg-Đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc thông qua trung gian là Tổng thư ký LHQ U.Thant. Các bên đã đi đến thống nhất là sẽ tổ chức hòa đàm tại Paris. Điều đặc biệt là ở chỗ toàn bộ quá trình thương lượng lựa chọn nội dung đàm phán và địa điểm đàm phán không có sự xuất hiện của Việt Nam Cộng hòa. Do phía Hoa Kỳ trì hoãn đàm phán quá lâu, nên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam buộc phải tiến hành đợt tấn công thứ 2 trong Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.[12]

Tới ngày 03-05-1968, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố yêu cầu Hoa Kỳ nhanh chóng tiến hành đàm phán, đồng thời cử Ngoại trưởng Xuân Thủy làm trưởng đoàn đại diện của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị hoàn đàm. Bên cạnh đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công khai quá trình thương lượng trong việc lựa chọn địa điểm đàm phán (vốn không có sự tham gia của Việt Nam Cộng hòa). Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng tuyên bố mốc 10-05-1968 sẽ là thời điểm khởi động đàm phán.[22]

Cũng trong ngày 03-05-1968, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson chấp nhận đề nghị đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như thừa nhận quá trình thương lượng về địa điểm và nội dung đàm phán đã không có Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cũng từng bước nhận ra Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa đang gạt họ ra khỏi bàn đàm phán. Để được ngồi vào bàn đàm phán, Việt Nam Cộng hòa đã tìm mọi cách để hạ thấp uy tín của Việt Nam Dân chủ Cộng hòaChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Về ngoại giao, ngoài tăng cường tác động tới Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa đẩy mạnh huy động sự ủng hộ của các đồng minh khác như Úc, New Zealand, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines thậm chí cả Pháp để được tham gia Hội nghị và duy trì được lập trường của mình. Về quân sự, Việt Nam Cộng hòa đã không tiên liệu được Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ đánh lớn trong tháng 5 (đợt 2 của Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968). Đặc biệt, một trong các giải pháp được Việt Nam Cộng hòa lựa chọn để ép Hoa Kỳ đồng ý cho tham gia hòa đàm là bắt bí (blackmail) bao gồm tuyên bố đơn phương hòa đàm với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng vẫn để ngỏ tham gia liên minh hòa đàm với Hoa Kỳ.[23] Để vớt vát lại danh dự, Việt Nam Cộng hòa đưa ra tuyên bố cử Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Washington, Bùi Diễm làm trưởng phái đoàn liên lạc của Việt Nam Cộng hòa sang Paris để kịp ngày khai mạc Hội nghị.[24]

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972 http://www.history.com/this-day-in-history/u-s-sou... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhun... http://baophapluat.vn/an-ninh-quoc-phong/su-kien-v... http://baophapluat.vn/phap-luat-4-phuong/nguyen-va... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tha... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bi-mat-ve-chiec-ban...